Search
Close this search box.

MỞ KHÓA PHÁT TRIỂN NGÀNH GRAPHIC DESIGN & VIDEO EDITING

Share Article

Khám phá hành trình nghề nghiệp sáng tạo với kiến thức về Thiết kế Đồ họa & Biên tập Video, kỹ năng cần có và xu hướng AI

Nhân dịp một người bạn của mình đang bị vướng mắc vào hành trình phát triển nghề nghiệp Thiết kế đồ hoạ và Biên tập phim (Graphic Design & Video Editing). Mình sẵn đang trên hành trình viết blog cá nhân và nhìn lại hành trình theo nghiệp Marketing của mình đang bị chững lại, thì sẵn viết về nghề của mình thì viết luôn về …. nghề của bạn.

Thật ra Graphic Design và Video Editing cũng là định hướng nghề nghiệp đầu tiên, cũng như sau này 2 nghiệp này đã mang lại cho mình nhiều cơ hội kiếm tiền lai rai từ job bên ngoài, nhưng xét thấy năng lực bản thân khi dấn thân vô ngành này không có khiếu nên chỉ dừng lại ở việc làm cho biết thôi.

Nhưng mà dạo gần đây thì lĩnh vực Content Creation lại có tác động tới mảng Content Marketing của mình khá nhiều. Trong đó theo một dự báo của bên “ông lớn” là thay vì phải phụ thuộc vào đội ngũ KOL / KOC như trước đây và bây giờ đang làm, các bên cũng đang tự đào tạo một đội ngũ Người sáng tạo nội dung (Content Creator) trong công ty (in-house) để quản lý và tiết kiệm chi phí hơn nữa.

Thêm vào đó là chưa kể xu hướng sử dụng các người mẫu AI để làm đại diện hình ảnh, livestream bán hàng 24/7, hỗ trợ cùng hàng tá các công việc khác mà không biết than mệt. Và còn với độ chính xác cao và khả năng tự học, tự cập nhật bản thân mỗi ngày thế kia.

Tôi cũng tự hỏi liệu cái vai Người làm tự do (Freelancer) của mình rồi sẽ bị đào thải luôn khi nào?

Khả năng cao là tự update kiến thức. 
Thường xuyên sáng tạo
Xây dựng tên tuổi cá nhân và được nhiều người yêu thích vì những đóng góp giá trị cho cộng đồng. 
Và khả năng nắm bắt hiết biết địa phương hoá là điều mà tôi có thể làm hơn được AI 

Cũng như khả năng tự nghiên cứu và viết một bài blog hữu ích này, có chăng AI giúp cho công cuộc viết bài được đẩy nhanh hơn so với mình tự mò viết.

KHÁM PHÁ HÀNH TRÌNH NGHỀ ART NGHIỆP PHIM

Có bao giờ bạn tự hỏi mình đang đứng ở đâu trong hành trình sáng tạo của mình, hoặc làm thế nào để tiếp tục phát triển kỹ năng, đưa chúng đến những tầm cao mới?

Đừng lo, bạn không hề đơn độc. Biết bao người trong thế giới sáng tạo cũng từng trải qua cảm giác này. Đây chính là lúc hướng dẫn này sẽ là ngọn đèn pha soi rọi, không chỉ giúp bạn tìm ra con đường phát triển kỹ năng mà còn giúp bạn thăng hoa trong sự nghiệp bạn yêu thích.

Những kỹ năng cần MASTER (làm chủ)

Graphic Design (Thiết kế đồ hoạ)

Lĩnh vực thiết kế đồ họa rất rộng lớn, nhưng việc thành thạo một số kỹ năng nhất định có thể khiến bạn trở nên khác biệt.

  • Mở rộng phần mềm thiết kế: Đừng dừng lại ở Photoshop, Illustrator hay trào lưu những năm gần đây là Canva và Designer (của Microsoft). Khi mà các phần mềm trên gần như đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu thiết kế của bạn rồi, và dù là có vài thứ bạn cũng chưa dùng tới, thì việc có hiểu biết thêm các phần mềm khác cũng sẽ giúp bản thân biết cách xoay sở với các yêu cầu khó hơn sau này trong nghề nghiệp. Mỗi phần mềm được tạo ra đều có ít nhất một thế mạnh không thể thay thế, và cách mà nhiều người sử dụng hay nói về phần mềm đó sẽ là kim chỉ nam cho bạn quyết định có đáng để thử hay không. Ví dụ như: Sketch, Figma và InVision.
  • UX/UI Design (Thiết kế trải nghiệm người dùng – User Experience/ Thiết kế giao diện tương tác với người dùng – User Interface): Hiểu được trải nghiệm người dùng và thiết kế giao diện người dùng đang ngày càng phát triển khi mà nền tảng kỹ thuật số (Digital) ngày càng phát triển. Đặc biệt là độ ứng dụng của lĩnh vực này cực kỳ đa dạng trong hầu hết các ngành nghề làm việc với con người hiện nay.
  • Ngoài ra còn có: Chữ (Typography)Lý thuyết màu sắc (Color Theory): Những yếu tố nền tảng này có thể tác động đáng kể đến hiệu quả công việc nữa đấy nhé. Tại sao hầu hết các thương hiệu đồ ăn nhanh đều chọn màu đỏ? Font chữ to bự tròn? Tại sao các ngân hàng hay chọn màu xanh dương? …V.V Mỗi vùng miền, quốc gia có riêng một bộ quy tắc cảm nhận màu khác nhau mà sau này, nếu có điều kiện làm việc ở môi trường quốc tế, bạn sẽ dễ thấu hiểu hơn: Tại sao mình chọn màu như vậy (ở trong nước) ai cũng thích, bạn bè khen, vậy mà giờ khách (Tây … Phi) nó giận dỗi mình ta?

Biên tập phim – Video Editing

Một xu hướng tất yếu và phát triển như vũ bão mấy năm gần đây với định dạng clip ngắn khi Tiktok xuất hiện. Tuy nhiên, cốt lõi vẫn là kỹ năng kể chuyện bằng thước phim.

  • Đồ họa chuyển động (Motion Graphics & Animation): 2 từ khoá giúp video được nâng tầm cảm xúc hơn khi xem
  • Kỹ năng “LÀM MÀU” (Color Grading): Kiểm soát màu sắc trong video cũng giống như làm ảnh trong Photoshop vậy á. Kỹ năng này cho phép bạn thay đổi tâm trạng của người xem dựa theo màu sắc và tăng tính hấp dẫn trong việc kể chuyện. Ví dụ điển hình về màu sắc rất rõ ràng trong các bộ phim điện ảnh: The Batman, Dune, Sherlock Holmes, Joker, ..v.v
  • Biên tập âm thanh (Sound Editing): Tác động của âm thanh cũng góp phần ảnh hưởng đến cảm xúc của người xem cũng tương tự như màu sắc. Lúc hùng tráng, lúc nguy hiểm, lúc lãng mạn, lúc vui, buồn. Âm nhạc như một chất xúc tác thao túng tâm lý người xem phim.

Ngoài ra, mình cũng muốn bổ sung thêm về kinh nghiệm thực tế từng làm các video quay người và có giọng nói trong đó. Đó là khi viết kịch bản video, hãy chia ra 2 kịch bản, đó là kịch bản dựng và kịch bản quay. Kịch bản dựng sẽ viết đầu tiên, đây là kịch bản xuôi theo thời gian thực của video mà bạn sẽ chạy khi bấm PLAY.

Còn kịch bản quay, đây sẽ là nơi tổng hợp các cảnh quay (shoot) quay để có đủ phân cảnh (hay còn gọi là nguồn) về dựng thành clip hoàn chỉnh, kịch bản quay có thể không đi theo thứ tự như kịch bản dựng, mà tận dụng các shoot quay có thiết lập máy, không gian và nhân vật giống nhau để quay cùng. Như vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.

TÌM NGÁCH PHÙ HỢP TRÊN HÀNH TRÌNH NGHỀ NGHIỆP

Cho dù bạn đang khao khát sự tự do giờ giấc hay sự ổn định của một công việc toàn thời gian, việc hiểu rõ các lựa chọn có thể giúp bạn định hướng hành trình dễ dàng hơn.

Làm việc tự do (Freelancer): Điều kiện tiên quyết để làm ở vai trò này là phải CỨNG nghề để khách có lí do tìm đến bạn thay vì nhờ nhân viên trong công ty giải quyết giùm.

  • Công việc theo dự án: Từ các dự án Xây dựng thương hiệu đến Sáng tạo nội dung trên mạng xã hội, công việc tự do mang đến rất nhiều sự đa dạng trong các lĩnh vực ngành nghề.
  • Tư vấn: Cung cấp chuyên môn của bạn cho các doanh nghiệp đang tìm cách cải thiện sự hiện diện kỹ thuật số của họ. Vị trí này đòi hỏi có hiểu biết về UX/UI nhiều và cứng.

Vị trí toàn thời gian (Full-time job): Ăn ngon ngủ yên, tiền về mỗi tháng đều đặn. Tuy nhiên sự ổn định này sẽ đổi lại bạn cần làm việc ÍT NHẤT trong khung 9h sáng đến 5h chiều, 5-6 ngày mỗi tuần.

  • Giám đốc sáng tạo (Creative Director): Hướng dẫn các nhóm sáng tạo và đưa ra các quyết định thiết kế quan trọng. Đỉnh cao nghề nghiệp của Graphic Design (2D lẫn 3D), nơi người làm việc này cân được cùng lúc nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau.
  • Nhà thiết kế UX/UI: Chuyên tạo ra những trải nghiệm kỹ thuật số hấp dẫn và thân thiện với người dùng. Bạn mình làm bên mảng này thường hay nhận thêm các đầu việc freelance bên ngoài, tuy trước đây mảng này phổ biến hơn ở nước ngoài, thì nay các công ty Việt Nam đã ngày càng phổ biến hơn khi nhiều bên hiểu được giá trị trải nghiệm của người dùng (cũng như là khách hàng tiềm năng).\

ĐÃ TỚI LÚC….ĐỒNG HÀNH CÙNG “NGƯỜI ĐI TRƯỚC” TRONG NGÀNH

Có rất nhiều bạn trẻ khi tôi hỏi về việc có biết ai là người đi trước trong lĩnh vực em từng làm không? Ngoại trừ vài bạn khá giỏi luôn tù tì kể cho tôi nghe tình hình trong ngành có gì, dùng công nghệ gì mới, ứng dụng AI ra sao để x10 tốc độ công việc… 

Và nhóm còn lại thì trả lời là: Em có con đường riêng của mình, tại sao làm ngành sáng tạo mà phải đi theo y chang người ta? Em tự đi, tự khám phá theo cách riêng. 
Hm… bạn biết không, lời thoại đó cũng từng được tôi thốt lên khi còn trẻ đấy. Haha, rất trẻ trâu đúng không?
Thiệt sự là tôi muốn trở về quá khứ để tán vào mặt mình và cho cái đứa đó xem toàn bộ cái thế giới này rộng lớn tới cỡ nào, những kẻ thông minh thuộc 5% dân số thế giới tiến bước nhanh ra sao.
Và rồi mình đang ở đâu trên hành trình nghề nghiệp đó? Mình đã đủ cứng nghề để làm việc hay lập nghiệp chưa?
Nếu chưa thì thay vì lọ mọ từng bước mò mẫm trong “đêm tối” đường nghề thì….
TẠI SAO MÌNH KHÔNG CHẠY theo con đường đã mở sẵn của người đi trước đã “khai hoang” cả chục năm rồi?
Sau khi đã bắt kịp thì “leo lên vai người khổng lồ” để họ đưa ta đi nhanh hơn
Và khi đã đủ trưởng thành trong kỹ năng hay nghề nghiệp rồi
Thì tự mình trở thành một “anh/ chị lớn” trong ngành
Cho các “cánh chim nhỏ” đi sau được “đậu” nhờ
Vậy thì ngành này có ai để bạn “đậu” nhờ ta?

Dưới đây là danh sách các kênh social media và YouTube phổ biến, nơi cung cấp kiến thức và kỹ năng chất lượng cao về thiết kế đồ họa và biên tập video. Các kênh này thường xuyên chia sẻ hướng dẫn, mẹo, kỹ thuật mới, và cảm hứng thiết kế. Nên hãy lưu lại danh sách này để mỗi lần lướt nét thì sẵn cập nhật luôn kiến thức mới nhé.

Kênh Social Media cho Thiết Kế Đồ Họa

Instagram:
@behance
@graphicdesigncentral
@logodesignersclub
@thedieline
@designspiration

Behance: Một nền tảng của Adobe, nơi các nhà thiết kế chia sẻ dự án của họ.
Dribbble: Một cộng đồng cho nhà thiết kế đồ họa để chia sẻ công việc và tìm cảm hứng.

Kênh Social Media cho Biên Tập Video

Vimeo: Nền tảng này có một cộng đồng mạnh mẽ với các nhà làm phim và biên tập viên video chia sẻ công việc của họ.
Reddit: Có các subreddit như r/VideoEditing, r/graphic_design, nơi cung cấp một không gian cho việc hỏi đáp, chia sẻ kỹ thuật và cảm hứng.

Kênh YouTube cho Thiết Kế Đồ Họa (Graphic Design)

Adobe Creative Cloud Adobe Photoshop: 2 kênh đầu ngành của hãng Adobe, chuyên mời các chuyên gia chia sẽ những kỹ năng cũng như công nghệ, tips mới nhất.

The Futur: Cung cấp kiến thức về thiết kế bán hàng, kinh doanh, và giáo dục sáng tạo.

Satori Graphics: Chia sẻ hướng dẫn thiết kế đồ họa và mẹo thiết kế.

Will Paterson: Chuyên về logo và thiết kế thương hiệu, cũng như hướng dẫn về Illustrator.

Dansky: Một kênh YouTube với hướng dẫn về Photoshop, Illustrator, và các công cụ thiết kế khác.

Yes, I’m Designer: tác giả là người được chứng nhận Adobe Design Master and Instructor từ hãng Adobe nên có thể an tâm theo dõi

Và một số kênh khác: Gigantic, PiXimperfect, Grapocean, Dom Designs, DAS – DESIGN ANTHROPOLOGY SCHOOL, Thùy Uyên Training, Rachelizmarvel, Spoon Graphics…v.v

Kênh YouTube cho Biên Tập Video (Video Editing)

Peter McKinnon: Cung cấp hướng dẫn về biên tập video và nhiếp ảnh, cùng với mẹo và thủ thuật. Và cũng là 1 Youtuber quá nổi tiếng trong giới Video editing

Brandon Li: Một tay chuyên gia sừng sỏ về quay phim và sử dụng các thiết bị quay từ máy ảnh chuyên nghiệp cho tới smartphone.

Cinecom.net: Chuyên về hướng dẫn biên tập video sáng tạo và các hiệu ứng đặc biệt.

Premiere Gal: Kênh này tập trung vào hướng dẫn sử dụng Adobe Premiere Pro, After Effects, và các phần mềm biên tập video khác.

Justin Odisho: Cung cấp hướng dẫn về Adobe Premiere Pro và After Effects, bao gồm cả hiệu ứng và kỹ thuật biên tập.

Và một số kênh khác: GFXMentor, SonduckFilm, Minh Travel, Kobe Media (Short video), Daniel Schiffer 

Và hai cái tên khác trong ngành cũng nổi tiếng không kém để bạn tìm hiểu thêm, 2 bác này thì có các khoá học bài bản hơn, tại đó bạn sẽ học được góc nhìn cũng như tư duy thiết kế và biên tập từ 2 bậc thầy này: Paula Scher (Graphic Design) và Walter Murch (Video Editing)

AI và Xu Hướng Tương Lai

Sự xuất hiện của AI dạo gần đây như Midjourney, Dall-E, Stable Diffusion, Sora hay Runway,…v.v dấy lên hàng loạt mối lo ngại cho toàn bộ lực lượng lao động trong ngành Sáng tạo lẫn Marketing mà mình đang làm.

Thậm chí cả ngành IT cũng một phen đổ mồ hôi khi mà mới cách đây vài ngày, một AI độc lập có khả năng tự học, tự code, kiểm tra, và tự cải tiến phần mềm do chính mình tạo ra trong thời gian là: MỖI NGÀY. 

AI, đúng là tiến bộ khoa học, mang đến những công cụ và công nghệ sẽ làm mưa làm gió trong ngành sáng tạo sắp tới đây. Từ các trợ lý thiết kế được điều khiển bởi AI đến phần mềm chỉnh sửa video tự động. Rồi, việc của ta là làm gì trước sự đổi mới này đây?

Ngồi đó sợ hãi và chờ AI thay thế vị trí của mình

Hay bình tĩnh ngồi học cách phối hợp cùng AI, cái này có chức năng gì? Làm được gì? Không làm được gì? Rồi thử nghiệm, để tạo ra hiệu quả, đột phá hơn trong công việc của mình sắp tới. Mình chọn giải pháp này, còn bạn thì sao?

Hành trình phía trước của NHÀ SÁNG TẠO!!!

Con đường trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, biên tập video hay các lĩnh vực sáng tạo khác là do bạn tự quyết định. Bằng cách nắm vững các kỹ năng, công nghệ mới, khám phá các cơ hội nghề nghiệp đa dạng, bạn không chỉ đang chuẩn bị cho tương lai của ngành nghề.

Bạn còn đang chủ động sáng tạo ra sự nghiệp riêng của mình. Hãy để sự sáng tạo của bạn được tự do bay cao, ôm lấy việc học hỏi không ngừng và nhớ rằng:

GIỚI HẠN DUY NHẤT CỦA THÀNH CÔNG NGƯỜI LÀM SÁNG TẠO
LÀ KHẢ NĂNG TƯỞNG TƯỢNG CỦA CHÍNH NGƯỜI ĐÓ.

Xem thêm các bài viết khác tại Blog nhà mình

You might also like

#Charging

@KaitagoPhotograph
Skip to content